TRANG CHỦ

Thư viện ảnh đại gia đình CHVSDB70

Để phục vụ cho gia đình CHVSDB70, thư viện hình ảnh của lớp được tạm xây dựng trên mạng internet qua trang blog này. Hình ảnh được post lên thì đa dạng và phong phú, và đều có liên quan đến mỗi thành viên, mỗi gia đình, qua nhiều kỷ niệm, nhiều hoạt động liên đới của gđ chvsdb70.
Lớp chvsdb70 xin chào đón nhiệt tình tham gia của các bạn.

Những gì còn lưu lại trong ký ức, chúng ta cần ” văn ôn võ luyện” để “lấy thêm hơi sức”, đồng thời chia xẻ cho nhau những hình ảnh mới về bản thân và gia đình, để bạn bè được thỏa lòng ” mong nhớ”.
Lớp chvsdb70 xin chân thành cám ơn Các Cha các Thầy, các bạn và gia đình đã nhiệt tình trực tiếp hay gián tiếp cho phép Lớp chvsdb70 được lưu lại và post lên các hình ảnh này trong thư viện. Mong ước những hình ảnh qúy giá này sẽ làm tăng thêm lòng mến Chúa và nỗi khát khao NÊN THÁNH trong mỗi tâm hồn anh em.

” Kìa anh em sống chung một nhà,
bao là tốt đẹp,
bao là yêu vui”

Xin kính chào các anh lớp trên CHVSDB Việt Nam

(Đã tạo vào Friday, 7. March 2008)
Chúng em là những đứa con sinh sau đẻ muộn của Donbosco, nên được các Cha Thầy ưu ái cho học tới 4 năm trên xứ Mây mù Trạm Hành ( 1970-1974). Trước đây ít khi được nhõng nhẽo các anh, vì các anh lại ở quá xa, và chúng em lại phải đa mang “chức anh Hai” trong suốt ba năm trường trên xứ Thông reo Sương múa. Bây giờ thì chúng em xin kính chào các anh và mong được các anh chia xẻ chung với chúng em.

Mái nhà nơi trần thế

(Đã tạo vào Thursday, 6. March 2008)
Mời các bạn và mọi thành viên trong đgđ chvsdb70 chúng ta đến thăm các căn nhà của các CHVSDB70, nơi mà tiếng khóc oe oe, tiếng cười đùa, tiếng vợ gọi chồng về ăn cơm, tiếng chồng gọi vợ về…ủi quần áo cho …”chồng của em!” đi làm, rồi tiếng ca vang yêu đời, tiếng tỉ tê…vì bị …ở chuồng heo, và sau cùng là Tiếng Cầu Nguyện của cả Gia đình Cám tạ Hồng ân Thiên Chúa. Đây cũng là nơi các lão ươm mầm cho các Bosco, các Saviô, các Magôné bé nhỏ lớn lên theo năm tháng trong thánh thiện.

Có những lúc ta mãi Lang Thang một mình, để nhớ, để thương, mà tình thì không cô quạnh

(Đã tạo vào Thursday, 6. March 2008)
Rất hiếm hoi những chàng lãng tử chvsdb70 lại ở một mình.
Đã mang tiếng “đông các cô” giữa trời và đất,
Nhưng ta lại vẫn có những giờ phút lang thang một mình,
Để nhớ,
Để thương,
Nhưng tình thì không cô quạnh.
Một đời rong chơi,
Một đời sôi nổi,
Ta xin để lại phút này mà nghĩ suy!
Có những lúc ta mãi Lang Thang một mình, để nhớ, để thương, mà tình thì không cô quạnh.
Anh đứng đó mà thác trời cứ đổ.
Giọt tâm tư anh có để dành em ?
Đá với nước, cả hai anh nhớ nhé!
Cối tình yêu, đừng giã nát tim em.
Anh Đức Đỗ, đừng đi lâu anh nhé!
Kẻo ho hen trên vạn dặm nẻo đường .
Em lo lắm người chồng em thương nhớ!
Vòng tay này sao ôm hết gian nan!
chvsdb70

Thầy đi đâu giữa tuyết trời buốt lạnh!
Thuở hoang sơ băng giá đã đi về.
Thầy ngồi đó tuyết thời gian lắng đọng
Trắng tinh khôi, tuyệt đẹp dạ thiên nhiên.
(thương tặng thầy chùa Công Minh, chvsdb70)

“…Thế dũng gửi đến các bạn vài ý tưởng về năm phụng vụ của giáo hội với chủ đề ”giáo dục KI TÔ GIÁO” CÁC bạn thấy đó hạnh phúc đâu chỉ có cơm áo gạo tiền, địa vị danh vọng, mà từ trong sâu thẳm con người vẫn mong chờ, khát khao tìm kiếm Thiên Chúa, chỉ có ngài mới thỏa mãn những khát vọng sâu sa nhất của con người.ước mong sao các sdb chúng ta luôn chọn Ngài là đích điểm, là lẽ sống, Ngài là đường, là sự thật và là Sự Sáng sẽ dẫn lối đưa đường giúp chúng ta yêu thương nhau như thời còn ở Trạm Hành. chúng ta cùng nhau chung xây một đại gia đình…”
Thế Dũng.
Tung cao đôi cánh hùng mạnh trên không xanh.
Đôi cánh chim đại bàng che chở những chim nhỏ bé.
Đại bàng bay cao,
Đại bàng bay xa,
Đại bàng ơi!
(chvsdb70)

“Nghề gõ đầu trẻ của tao là nghề thứ ba rồi. Trước đó tao làm Medical Physicist rồi tới IT Manager. Tao nghĩ chắc nghề gõ đàu trẻ là nghề cuối của tao vì học hết nhớ nổi rồi”.CôngThành, chvsdb70

Anh đi đâu về,
Mà Cá cầm tay ?
Làm sao tin được,
Là Cá anh câu!
Hay là Cá chợ,
Mua lúc đi chơi,
Về nhà bảo Hương,
Là đi câu cá!

Xin chào Đinh Công Bình, chvsdb70

Anh Công Bình đẹp trai,
Có đôi mắt luôn cười,
Với dáng người nghệ sỹ.
Mái tóc thuở hồng hoang,
Anh là lâu đài cổ,
Cho thiên lý mọc tràn,
Phong lan cười đón gió,
Anh cứ thế đơn sơ.

Anh hùng thiện xạ xứ Denver, Dũng Phaolô

Anh là Dũng Phaolô,
Nhưng chưa hề té ngựa,
Anh mê súng thuở nào,
Để chim sa cá lặn,
Lấm lét ngó nhìn anh,
Mà lòng cứ xốn xang,
Ôi anh Dũng xạ điêu!

Cha Giám Đốc 4 năm đệ tử Donbosco Trạm hành Đà Lạt của lớp chvsdb70
(Đã tạo vào Thursday, 6. March 2008)
Cha: Matthew Tchong (Cha Chung)
Sinh ngày: 15.8.1923 . Tại Hsienhsien (Tỉnh Ho Pei, Trung Quốc)
Khấn dòng: Hong Kong 16.8.1949
Thụ phong Linh Mục tại Bollengo (Italy) 1.7.1957
Chết tại: Macau 13.4.1982

Cha Mario Acquistapace đã chào đón chàng trai Matthew vào làm tập sinh tại nhà Don Bosco ở Bắc Kinh. Nhờ lòng nhiệt tâm, không ngại khó phục vụ giới trẻ, nên anh Matthew dễ dàng thích ứng với đời sống rất nghèo khó ở nhà Bắc Kinh. Năm tập sự qua nhanh, Đức Mẹ Phù Hộ đã soi sáng, ban ơn cho anh được chính thức bắt đầu học lại. Sau khi khấn dòng lần đầu tại Hong Kong năm 1949, anh Matthew được sang học Thần Học ở Bollengo, miền Bắc nước Ý. Và thụ phong Linh Mục tại đây ngày 1-7-1957.
Thụ phong xong Cha Matthew trở về tỉnh dòng và được sai đi phục vụ tại Việt Nam. Cha nỗ lực hết lòng làm việc tại nhà Gò Vấp và Trạm Hành, với vai trò là cha Tập Sư dạy dỗ các thầy nhà Tập. Đó là thời gian vô cùng gian khổ vì Việt Nam đang hồi nội chiến ác liệt.
Cha làm Giám Đốc nhà Trạm Hành cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Sau đó Cha còn phụ trách một nhà xứ gần Đà Nẵng.
Sau năm 1975, Cha Matthew về Hong Kong, chăm sóc một nhà Cải Huấn do Chính Phủ Bồ Đào Nha ở Macau bàn giao lại cho dòng Salesians ở đảo Coloane. Cha tiếp tục sứ mạng tông đồ của Ngài cho đến năm 1980 khi Ngài bắt đầu đổ bệnh. Cha đã trải qua một cuộc giải phẫu gan và được dự đoán là chỉ sống thêm một năm nữa. Tuy vậy Cha đã sống thêm được hơn hai năm. Trong thời gian này cha kịp thăm tạm biệt hết các cha thầy ở Đài Loan và họ hàng ở Bắc Trung Quốc. Trở về Macau, Cha cảm thấy bệnh tình của mình đã đến hồi trầm trọng. Cha vĩnh biệt cuộc đời tại nhà thương Thánh Januarius vào ngày 13 tháng Tư năm 1982. Hưởng dương 59 tuổi.
Ngọc Anh (Dịch – Các Cha SDB truyền giáo tại VN)

Xin cho các Linh hồn được lên chốn nghỉ yên

(Đã tạo vào Wednesday, 5. March 2008)
Trong niềm tin vào Chúa Phục Sinh, gia đình chvsdb70 lạc quan tin tưởng vào lòng Thương Xót của Chúa Giêsu Kitô và tình yêu vô bờ nơi Mẹ Maria Phù Hộ Các Giáo Hữu, hiệp thông lời cầu nguyện, dâng các hy sinh bé nhỏ hằng ngày cầu nguyện cho các Linh hồn mới qua đời, cách đặc biệt tưởng nhớ đến các linh hồn Cha Mẹ, các Cha Thầy bề trên, các bạn hữu và người thân trong gia đình.

Một số hình ảnh để gợi nhớ về những người qúa cố và những thâm tình chúng ta đã có với nhau nơi trần thế này.

Những Người Thầy yêu quý thuở xưa
Thày Sơn đã từ Phú Lâm dọn nhà về Tam Hà-Thủ Đức gần nhà Ngọc Đức vài năm nay. Thày cô có ba người con đã lớn. Tuổi già và thời gian đã làm cho thày Sơn không còn phong độ lực sĩ như thuở nào và đôi mắt cũng không còn tinh nhanh nữa. Các đây không lâu Phong mù, Viết Đệ và Đình Tuyến (Đà Lạt) đã đến thăm thày. Thày trò tâm sự mãi về những ngày tháng trên đồi thông Trạm Hành. Trước khi chia tay thày Sơn đã tặng cho lớp chvsdb70 một món quà trong mơ: một album toàn hình ảnh lớp chvsdb70 ở Trạm Hành vào những năm 70.
Chúng em cám ơn thày về món quà vô giá này vì qua những hình ảnh trong album, chúng em tìm lại được những kỷ niệm tuyệt vời của tuổi học trò có một không hai trong đời.

Thày Thuần đang sống với gia đình tại giáo xứ Kim Thượng-Dốc Mơ, bên cạnh giáo xứ Võ Dõng nơi Phạm Văn Chi tức Phát Chi sinh sống. Một tháng trước đây, một số anh em chvsdb70 trên đường đi về Sài Gòn sau chuyến về nguồn thăm lại Trạm Hành đã ghé thăm thày. Ở tuổi thất tuần nhưng thày vẫn còn giữ lại được những nét xưa: tính tình điềm đạm và nụ cười thật hiền hoà. Vợ chồng thày có một cô con gái nuôi đã lập gia đình, có cháu ngoại cho ông bà bế ẵm. Thày vẫn khỏe mạnh nhưng phải đeo máy trợ thính và chứng bệnh Parkinson (run rẩy chân tay) đã gây khó khăn nhiều cho những sinh hoạt thường ngày của thày.
Thầy Thuần là thầy hộ trực đoàn lớn lớp chvsdb70 năm lớp 6 ( 1970-1971) trên Trạm hành Đà Lạt. Thầy Thuần luôn nổi bật với mái tóc gợn sóng. Cặp mắt thầy to luôn mở lớn, với nụ cười lúc nào cũng chực nở trên môi, như mời gọi các em đừng sợ, có thầy hộ trực đây. Giọng thầy thì rất tuyệt vời. Suốt 300 ngày sống với thầy. chúng em chưa thấy thầy tỏ ra bực bội, cáu gắt với chúng em, kề cả khi vài đứa trong chúng em nghịch ngợm. Xin Chúa trả công bội hậu cho thầy và giữ gìn gia đình thầy trong bình an.

Thầy trò hàn huyên (29/7/2007)từ trái sang phải có các bạn Ngọcc Đức, DBình Soạn, thầy Thuần, Đỗ Đức, PVChi, Bá Tiển, Trần Huy

Thầy Simon Huỳnh Truyền là người thầy có rất nhiều kỷ niệm và ân tình với lớp chvsdb70 từ khi anh em trong lớp còn “nhí” và hay khóc nhè ở Trạm Hành, rồi cho đến nay Thầy luôn gắn bó với anh em trong lớp và với các hoạt động sinh hoạt của lớp. Thầy là mẫu mực, là tấm gương sống của Người Gia Trưởng Công Giáo luôn tòan tâm tòan ý với gia đình. Thầy có một gia đình tuyệt vời, lúc nào cũng rất đơn sơ chân chất giữa đất trời Trạm hành mơ mộng. Mời các bạn dõi bước Thầy trên những đồi xú, dàn su-su mà thầy đã trải dài cuộc đời qua nhiều năm tháng lao động để lo toan cho một gia đình đông đúc con cái.
Nhà thầy vẫn tọa lạc đối diện cổng vào Nhà Donbosco Trạm hành năm xưa.
Tượng đài Don Bosco nơi đây chính là ý tưởng và tâm sức tuyệt vời của thầy trao tặng cho nhiều nhiều lớp học sinh Donbosco Trạm hành.

Buổi sáng tại nhà thầy Truyền 29/07/2007.Các bạn lớp chvsdb70 gồm Văn Được, Dương Bình Soạn, Viết Đệ, Đỗ Đức,Trần Huy,Công Bình,Bá Tiển,Thế Dũng,Phạm văn Chi,…chụp hình chung với Thầy và Cô

Bác Sử là người thầy dạy học chúng ta năm lớp 8 tại Trạm hành. Có lẽ các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện về những tên cướp biển, ly kỳ hấp dẫn từ đầu đến….gần cuối. Chính cây chuyện của Bác Sử năm xưa đã nuôi chí mạo hiểm cho anh em ta, đặc biệt những anh em đang định cư ở nước ngòai.
Gia đình bác Sử có 6 người con, 5 gái 1 trai. Nay các em hầu hết đã trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định.GĐ Bác Sử vẫn ở nguyên địa chỉ 20 năm nay : Tôn Đản Quận Tư, Sài Gòn.

Gia đình bác Sử bên hang đá Mẹ nhà thờ Xóm Chiếu Q.4 năm 1991

Hình ảnh của một tu sĩ hiền lành, tính tình đơn sơ, luôn dành cho chúng em những nụ cười đầy thương mến, và nhất là những công việc thày làm giống như một nô bộc hơn là một tu sĩ bình thường, đã để lại trong chúng em một sự thương cảm nhưng đầy trân trọng ngay từ những ngày chúng em còn ở Trạm Hành.

Hình Thầy Gioan Doãn, chụp vào ngày họp lớp chvsdb70, chiều cuối năm 31.12.2007 tại Mái Ấm Thiên Ân (Photo by Vũ Trọng Khanh)

Chào Đệ và anh em sdb70,

Xin cam on Viet De…da cho anh em Hinh Anh song dong ve “Nguoi Thay Am Tham Phuc Vu”…”Vui ve trong Bon Phan… Don gian trong an mac…va Khiem Nhuong trong khi tro chuyen…” Mau Guong cua THAY DOANNói đến 2 chữ Tram Hanh…và bai chia se của Viet De…làm Cong Minh hình dung trong tâm trí và đuợc song lai nhung kỷ niệm mà anh em minh đã song những năm tháng Vô tư với nếp song êm đềm cua tuoi hoc tro trong mai truong Don Bosco: sáng lễ…chiều Kinh… Tối Chầu Thanh Thể…Trong hành trình đó, van có những Mau Guong Nen Thanh, sống bên cạnh chúng ta va hy sinh cho chúng ta, Mot trong nhung Mau Guong do …Dam net van là hinh anh Am Tham cua Thay Gioan Doan. Mot Net Dien Hinh cua Phuong Phap Nen Thanh ma Don Bosco da truyen cho Daminh Savio…va cung cho the he cua anh em minh…Nen Thanh la”CHU TOAN BON PHAN TRONG VUI VE..”:Xin Cam on thay Doan rat nhieu…va dong “tu tuong than tinh” cua Viet De.
Joseph Minh Nguyen SVD

Mãi mãi là tinh thần Salésien

(Đã tạo vào Tuesday, 4. March 2008)
Tinh thần Salésien không chỉ luôn sống mãi trong tâm thức của những người con Don Bosco, mà còn luôn sống động giữa đời thường, trong mọi họat động xã hội, hoạt động mục vụ, hay trong sinh họat gia đình của anh em. Nguyện ước cho một sự triển nở không ngừng ơn Đòan Sủng salésien trong anh em chúng ta để đem đi gieo vãi muôn nơi. Lời Cha Gìa Maicen năm xưa ở Don Bosco Thủ Đức : ” Cha chúc các con luôn luôn vui vẻ!”

Bình luận về bài viết này